Để có một hệ xương khớp khỏe mạnh, bạn cần phối hợp và duy trì thực hiện các thói quen sống năng động và lạnh mạnh. xin chia sẻ 3 cách cơ bản nhưng vô cùng hiệu quả mà bạn có thể dễ dàng áp dụng ngay hôm nay.
Tập thể dục đúng cách
Hãy tập các bài tập chịu sức nặng để tăng cường mật độ xương như: đi bộ, chạy, nhảy, tennis; tập các bài tập nhẹ để duy trì sức bền, bảo vệ khớp: đi bộ, bơi lội, đạp xe; đeo đồ bảo vệ khớp khi tập luyện thể thao và đừng quên chăm sóc cơ thể sau khi tập luyện.
Thay đổi lối sống
Bạn có biết hút thuốc lá chính là một trong những nguyên nhân gây giảm mật độ xương? Để tránh khỏi tình trạng này, hãy ngừng hút thuốc và tránh xa môi trường ô nhiễm khói thuốc.
Bên cạnh đó, duy trì cân nặng ở trạng thái hợp lý cũng là một cách giúp duy trì sức khỏe xương khớp. Việc tăng cân có thể gây áp lực lên khớp, ngược lại nếu bạn quá gầy thì rất dễ gặp tình trạng bị mất xương.
Đồng thời, bạn cũng nên lưu ý thay đổi tư thế liên tục, tránh giữ tư thế quá lâu trong nhiều giờ.
Chế độ dinh dưỡng phù hợp
Dưới đây là những dưỡng chất giúp hỗ trợ sức khỏe xương khớp:
Canxi: Đủ canxi là nhân tố quyết định giúp xương chắc khỏe và giảm nguy cơ loãng xương. Một số thực phẩm giàu canxi: chế phẩm từ sữa ít béo (sữa, sữa chua), các loại rau lá xanh (bông cải, cải xoong) và thực phẩm được bổ sung Canxi.
Vitamin D: có vai trò giúp cơ thể sử dụng Canxi và Phốt pho, góp phần trong việc hình thành xương và răng chắc khỏe. Một số thực phẩm giàu Vitamin D: các loại cá như cá thu, cá hồi, lòng đỏ trứng, sữa và sản phẩm từ sữa và gan bò.
Vitamin C: giữ chức năng làm lành các mô, bao gồm sụn trong khớp. Một số thực phẩm giàu Vitamin C: cam quýt, rau lá xanh, cà chua và khoai tây.
Glucosamin: tập trung chủ yếu ở các sụn khớp, tạo thành các mô, có vai trò giúp xương di chuyển dễ dàng trong khớp, sụn. Khi tuổi tác càng tăng, lượng Glucosamin trong sụn khớp càng giảm, gây nên tình trạng khô khớp hay cứng khớp, việc di chuyển từ đó cũng trở nên khó khăn hơn. Hãy bổ sung Glucosamin từ thực phẩm hay thực phẩm bổ sung có chứa thành phần này để ngăn ngừa thoái hóa sụn khớp.
Bên cạnh việc bổ sung các dưỡng chất thiết yếu kể trên, bạn cần điều chỉnh chế độ ăn mỗi ngày với việc giảm lượng muối tiêu thụ, giảm lượng caffein hàng ngày (dưới 300mg để hạn chế việc mất canxi ở xương), giảm đồ uống chứa cồn do tác dụng làm giảm khả năng hấp thụ vitamin và khoáng chất của chúng.
Nguồn:
http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/arthritis/in-depth/arthritis/art-20047971